DAT007 KÍNH CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC
×
CÁC TIỆN ÍCH
✔ Nhạc nền cho wap/web
✔ Bố cục Chia 2,3,4 cột
✔ Tạo nhận xét cho blogspot
✔ Lớp phủ điều hướng ✔ Thanh trượt
✔ Menu trượt bên trái
✔ DIV kéo thả
✔ Hiệu ứng xoay ảnh
✔ Hiệu ứng ảnh
✔ Hiệu ứng chử chạy
✔ Code thường dùng
✔ Auto nội dung
✔ Chống copy
✔ Hiệu ứng chuột
✔ Chạy thử Code
✔ Chạy thử mã hóa Code
✔ Lốp Menu
✔ Code tổng hợp
✔ Ẩn hiện nội dung
✔ Tràn văn bản
✔ Khung cho blogger
✔ Bo tròn góc
✔ Auto Wap/Web wapego
✔ Auto Wap/Web xtgem
✔ Đưa website lên google
✔ Css tooltip
✔ 4 Nút Sidenav
✔ Icon đẹp
✔ Mã màu css
✔ Tìm hiểu CSS
✔ Mã màu CSS
✔ Css 1
✔ Css 2
✔ Css 3
✔ Css 4
✔ Css 5
✔ Css 6
✔ Css 7
✔ Ký tự đặc biệt
Luu-y-trong-Dieu-tri--a-sung-202
Bệnh: Lưu ý trong điều trị Á sừng -(41)
Nhóm: Bệnh Ngoài Da
Bệnh á sừng còn được gọi là viêm da cơ địa mùa đông (atopic winter feet
dermatitis). Đây là một bệnh rất nan giải, không chỉ bị ở bàn chân mà
còn thấy ở cả bàn tay, một thách thức lớn với cả thầy thuốc và bệnh
nhân.
Rất nhiều người bệnh không làm được gì vì chân tay đau đớn,
nứt rớm máu, đi lại, lao động khó khăn, chạy chữa nhiều nơi không khỏi.
Ai hay bị á sừng?
Á
sừng hay gặp ở các thiếu nữ, nhân viên nhà hàng, đầu bếp, người nội
trợ, y tá, hộ lý. Tất cả những người này thường xuyên phải tiếp xúc với
chất tẩy rửa. Khí hậu khô hanh của mùa đông miền Bắc nước ta là yếu tố
làm cho bệnh càng nặng lên.
Chị em nội trợ cần lưu ý có một số
rau quả, hải sản có thể gây viêm da kích ứng làm khởi động cho viêm da
cơ địa như: hành tỏi, củ cải, nước nho, cam, tôm, cá. Một số chất như
găng tay cao su, chất mạ nickel của một số đồ dùng và đồ trang sức,
chất PPD (paraphenylenediamine) có trong sơn móng, chất thuộc da. Những
chất này gây viêm da kích ứng, tế bào da vùng đó bị mất nước khô nứt
ra, tạo nên bệnh cảnh lâm sàng là những đám da đỏ dày khô, nứt nẻ bong
vảy, chảy máu, đau đớn.
Á sừng thường gặp ở vị trí nào trên cơ thể?
Vị
trí hay gặp là bàn tay, ngón tay, đặc biệt là ở 1/3 trước của bàn chân.
Bệnh nặng về mùa đông, giảm về mùa hè, đôi khi khỏi hẳn, đến mùa đông
năm sau lại tái phát. Bệnh viêm nhiễm mãn tính, khi cơ thể có sự thay
đổi về nội tiết có thể tự khỏi như: đến tuổi dậy thì, chửa đẻ, mãn
kinh... Chẩn đoán bệnh không khó nhưng cần phân biệt với bệnh vảy nến,
nấm da bàn tay, bàn chân, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc...
Lưu ý trong điều trị
Tránh
tiếp xúc với chất tẩy rửa, không dùng găng tay cao su mà dung găng
latex, không đi tất nilon mà đi tất cotton, thận trong khi tiếp xúc với
dụng cụ mạ nickel và đồ thuộc da như giày dép da.
Rửa tay chân
bằng xà phòng có chất giữ ẩm như: oilatum, cetaphyl, physiogel. Sau khi
rửa chân tay, bôi ngay thuốc giữ ẩm lacticare, lacticare HC, skincare U
hoặc cream ure 5 - 10%, vaserlin, bôi nhiều lần trong ngày hoặc những
lúc da khô. Ăn đủ chất, nhiều rau quả, uống đủ nước trong ngày (1,5 -
2l/ngày). Uống kháng sinh khi có nhiễm khuẩn, uống kháng histamin để
chống ngứa gãi. Ngoài ra có thể uống thêm những thuốc có tác dụng tốt
cho da như bepanthen, l-systine, silica và các loại vitamin A, C, E...
theo chỉ định của thầy thuốc.
Lưu ý, không tự pha nước muối để
ngâm chân vì khi tự pha không thể chuẩn độ được mà thường là nước muối
ưu trương sẽ hút nước trong tế bào làm da càng khô và nứt rộng, sâu
hơn. Vì vậy điều quan trọng là duy trì được thuốc giữ ẩm thường xuyên
thì tổn thương sẽ nhanh hồi phục và khỏi hẳn.
(Theo suckhoe - doisong)
<<
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)